Hết ngày 15/5, VinFast ghi nhận 27.649 khách hàng đặt cọc mua VinFast VF 3 chỉ sau 66 giờ đầu mở bán, toàn bộ là cọc không hoàn/hủy, không chuyển nhượng.
Như vậy, trung bình, cứ hơn 8 giây lại có một người xuống cọc mẫu xe này, tạo nên một hiện tượng chưa từng có của thị trường ô tô Việt.
VinFast tạo kỳ tích mới với gần 28 ngàn cọc “chắc chắn mua” VF 3
Ngày 16/5, VinFast đã chính thức công bố kết quả đặt cọc mẫu VF 3 với con số kỷ lục: 27.649 đơn đặt cọc sau 66 giờ mở bán. Thành tích trên đã giúp VinFast VF 3 trở thành mẫu xe ghi nhận số đơn đặt hàng kỷ lục trên cả thị trường ô tô Việt. Thậm chí, hãng chỉ mất 3 ngày để... tự phá kỷ lục trước đây với 25.000 đơn hàng VF e34 đạt được sau 3 tháng vào năm 2021.
Với gần 28.000 cọc chỉ trong 66 giờ, mẫu xe VF 3 trở thành “hiện tượng” trên thị trường ô tô Việt (Hình ảnh tại Vincom Center Trần Duy Hưng, Hà Nội)
Đặc biệt, không giống như những lần ghi nhận kỷ lục khác, người đăng ký mua VinFast VF 3 không thể hoàn, hủy hay chuyển nhượng cọc. Điều này có nghĩa, lượng 27.649 cọc VinFast nhận được không có đơn hàng “đặt cho vui” mà toàn bộ những người đã đặt cọc 15 triệu đồng đều chắc chắn với lựa chọn của mình, và sẽ là những chủ nhân sở hữu VF 3 từ tháng 8 tới đây. Hơn nữa, so với giá bán từ 235 triệu đồng, mức cọc 15 triệu đồng bằng khoảng 6% là con số không nhỏ khi so với tỷ lệ cọc/giá bán của nhiều mẫu xe điện từng đạt lượng cọc ấn tượng.
Lấy ví dụ, mẫu Tesla Cybertruck có giá khởi điểm 39.900 USD (khoảng 1 tỷ đồng) khi lần đầu công bố vào năm 2019 nhưng khách hàng chỉ cần cọc 100 USD (khoảng 2,5 triệu đồng), tương đương 0,25% giá bán, và có thể hoàn/hủy cọc cho đến thời điểm bàn giao. Trên thực tế, rất nhiều hãng cho phép hoàn/hủy cọc nên việc đặt cọc nhiều xe “cho xôm”, sau đó hủy lấy xe khác là chuyện bình thường với nhiều người tiêu dùng.
Với lượng đơn khổng lồ chỉ trong 66 giờ, tính trung bình, mỗi phút có 7 người Việt quyết định xuống cọc VF 3 và thanh toán thành công, tức là hơn 8 giây lại có một người mua xe. Để so sánh, trong năm 2023, đã có gần 370.000 ô tô bán ra tại thị trường Việt (theo số liệu từ VAMA, TC Motor), như vậy, trung bình mỗi phút có 0,7 xe được tiêu thụ. Việc VinFast ghi nhận lượng cọc khổng lồ với tỷ lệ gấp 10 lần thị trường chỉ với duy nhất một mẫu xe là một hiện tượng chưa từng có.
Ngay cả khi so sánh với một số sản phẩm công nghệ từng “gây bão” trên thị trường Việt như điện thoại iPhone 13 từng đạt 18.000 đơn hàng trong 1 tuần, trung bình 1,8 máy/phút, và Samsung Galaxy S7 từng đạt trung bình 1 máy/1 phút… đây vẫn là một con số không tưởng, đặc biệt khi ô tô điện có giá trị cao gấp chục lần một chiếc smartphone.
Những ảnh chụp màn hình đặt cọc VF 3 trở thành trào lưu trên mạng xã hội những ngày qua
Chiến lược kinh doanh “chưa từng có” trên thị trường ô tô
Trên các hội nhóm mạng xã hội về ô tô, rất nhiều người bày tỏ sự hào hứng khi là một trong những khách hàng tiên phong, góp phần tạo nên con số kỷ lục của thị trường. “Đã lâu lắm mới thấy thị trường ô tô Việt có kỷ lục đáng nhớ đến thế. Quá ấn tượng”, anh Nguyễn Tuấn (Hà Nội) chia sẻ. Theo anh, con số 27.649 cọc chỉ trong 3 ngày của VinFast thậm chí còn vượt xa số lượng các dòng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam trong cả năm 2023, mẫu đứng đầu chỉ đạt hơn 19.000 xe.
“VinFast bán xe 3 ngày bằng các mẫu khác bán hơn… 300 ngày. Tới cuối năm, nếu theo lịch giao dự kiến 20.000 xe của VinFast thì VF 3 hoàn toàn có thể đứng đầu thị trường về doanh số”, anh Tuấn nhận định.
Lý giải cho kỷ lục này, chuyên gia lĩnh vực tài chính tiêu dùng, TS Hoàng Tiến Đức phân tích, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, sản phẩm ô tô được đưa lên bán tại đa dạng các nền tảng: từ đặt cọc trực tuyến trên website cho đến các sàn thương mại điện tử như Shopee, VinID, đồng thời tổ chức livestream bán hàng cùng những tên tuổi “hot” được giới trẻ ưa thích.
Dữ liệu từ TikTok cho thấy, từ khóa VF 3 đạt 2.000 bài đăng và 23 triệu lượt xem chỉ trong vòng 7 ngày
Đây là những hình thức bán hàng hợp xu thế, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng, đặc biệt là “thế hệ công nghệ” gen Y, gen Z. Trước đây, hình thức này thường chỉ được áp dụng cho các mặt hàng tiêu dùng phổ biến.
“Việc lần đầu tiên có thương hiệu đưa một mặt hàng có giá trị cao như ô tô lên các nền tảng gần gũi, dễ tiếp cận với số đông cũng phản ánh đúng mục tiêu của VinFast: phổ cập xe điện tại Việt Nam. Ngoài những điểm mạnh của chính chiếc xe: thiết kế đẹp, chính sách giá tốt, nhiều ưu đãi đặc quyền, chính chiến lược đa kênh táo bạo, dám làm điều không ai nghĩ tới của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tạo nên kỷ lục ‘không tưởng’ như vậy”, TS Đức khẳng định.
Mẫu xe VF 3 “gây bão” những ngày qua
Theo thông tin từ VinFast, trong 27.649 đơn hàng nhận được, hơn 50% là đơn hàng trực tuyến, cho thấy hiệu quả vượt trội của mô hình kinh doanh O2O (Online-2-Offline) mà hãng đã tiên phong triển khai tại thị trường ô tô Việt Nam ngay từ thời điểm mới gia nhập.
Với chính sách tốt và nhiều điểm cộng thuyết phục người dùng, chuyên gia Hoàng Tiến Đức dự báo, số lượng cọc của VF 3 sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, đưa mẫu xe điện của nhà VinFast nhanh chóng trở thành mẫu xe quốc dân của thị trường Việt.
(Nguồn https://xehay.vn/ky-luc-thi-truong-o-to-viet-cu-hon-8-giay-co-mot-nguoi-chot-coc-vf-3.html)
520 triệu
399 triệu
925 triệu
479 triệu
525 triệu